Bán Hàng Đa Cấp – Bạn Hiểu Về Nó Thế Nào?

Bán hàng đa cấp là gì? Chắc chắn bạn đã từng nghe nói về loại hình kinh doanh này. Tuy nó không phải là tin hot dịp này nhưng mình cũng muốn đề cập đến nó hôm nay. Nói theo cách hiểu của mình nhé, không cổ vũ hay chê bai.

#1 – Lịch sử kinh doanh bán hàng đa cấp, kinh doanh theo mạng lưới, kinh doanh hệ thống

Cái này thì mình phải Google rồi, nhân tiện có kênh có tên Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam Ở ĐÂY, mình dẫn link luôn anh em vào xem cho hiểu.

Sơ qua thông tin thấy đầy đủ chứ mình không đọc kỹ lắm. Mọi người đọc kỹ thì và muốn thì tìm hiểu sâu hơn.

Mình nêu về lịch sử ở đây theo kiểu “nói cho có đầu có cuối” :).

#2 – Những con số về bán hàng đa cấp ở Việt Nam

Bán hàng đa cấp

Những con số về Kinh doanh đa cấp tại Việt Nam

Cái này cũng nhờ anh In téc nét rồi. Trang web của Bộ công thương đây. Anh em mại zô xem giùm. Nó là thống kê 2017, còn anh em cần mới nhất thì lục lọi thêm.

Cái mình thấy con số ở đây là theo số liệu thì có khoảng 36 công ty đa cấp và nhưng có đến 707,330 người. Đây là con số thống kê của Nhà nước, còn chưa chính thống thì chưa biết.

Như vậy trung bình mỗi công ty có 19,648 người tham gia bán hàng. Wo, wo, wo… bạn có công ty nào “to tổ bố” như vậy chưa? Cái này nói nên điều gì với bạn không?

#3 – Quan điểm hiểu biết của tôi về bán hàng đa cấp như thế nào?

Tôi chưa thực sự tham vào bất kỳ chương trình bán hàng đa cấp nào nên những quan điểm nêu ra ở đây là cá nhân. Anh em trong nghề thấy mình sai hoặc chưa đủ thì góp ý, đừng chửi nhé.

Nôm na của kinh doanh đa cấp là một công ty có những sản phẩm để bán. Họ không theo kiểu truyền thống là tìm địa điểm trưng hàng, giới thiệu, rồi quảng cáo, rồi bán. Như vậy sẽ tốn tiền quảng cáo, tiền địa điểm, đội ngũ bán hàng…

Mô hình đa cấp theo một cách khác. Họ không muốn tốn những chi phí trên. Họ tìm cách xây dựng hệ thống người bán hàng dựa vào chính khách hàng. Đầu tiền là bán cho một số người và mời họ làm thành viên hoặc đại lý. Những thành viên này dùng sản phẩm thấy tốt, giới thiệu cho những người khác.

Các công ty thay vì phải trả chi phí nêu trên sẽ trích nó thành hoa hồng cho chính khách hàng thành viên nào giới thiệu thêm khách hàng mới. Những người này trở thành khách hàng và thành viên. Rồi họ lại giới thiệu cho những người khác, người khác lai trở thành khách hàng và thành viên. Những người đầu tiên giới thiệu vẫn được hoa hồng thêm nữa của người khách do người khách mình  Cứ vậy 1×3, 3×5, 5×8… loáng một cái là có hàng nghìn khách hàng và cũng là hàng nghìn nhân viên bán hàng.

Ồ! khi tôi tìm hiểu về cái mô hình này đã nói với anh bạn tôi đang kinh doanh khách sạn. Nếu anh có cái “đội ngũ bán hàng khủng” như vậy thì đúng là khách để đâu hết?

Đây đúng là một mô hình kinh doanh cực kỳ bá đạo. Và anh em nếu kinh doanh có được hệ thống bán hàng như vậy thực sự tuyệt vời.

NHƯNG điều gì mà khiến cho đa cấp tạo bão dư luận trong thời gian dài vừa qua như vậy? Có vấn đề gì bên trong không?

CÓ, mô hình nào cũng có cái hay và cái dở.

Cái hay chính là tạo ra hệ thống bán hàng khủng cực nhanh. Họ xây dựng được ngững con người bán hàng tuyệt vời. Những người bán hàng bất chấp nỗi sợ hãi.

Nhưng cái dở là gì, cũng nhiều lắm. Mình nêu ra những cái mình thấy thôi nhé:

Một là: Nguy cơ vỡ hệ thống nếu không có cơ chế hoa hồng rõ ràng. Nếu cấp bán hàng lên đến nhiều cấp thì những người vào sau ở tuyến dưới sẽ không kiếm được bằng ở trên. Và nếu họ dừng mua sản phẩm và không bán hàng nữa thì cứ dần dần sụp từ dưới sụp lên. Cái này có nhiều vụ được đưa tin rồi. Nếu không có cơ chế “ngắt cấp”, thì càng cao càng dễ vỡ.

Hai là: Khi khách hàng thành viên chỉ quan tâm đến hoa hồng, không quan tâm đến sản phẩm. Có người đã nói kinh doanh đa cấp là kinh doanh cơ hội làm ăn chứ không phải kinh doanh sản phẩm. Thế nên có chuyện các công ty đa cấp bị vỡ lở, họ không có sản phẩm gì, hoặc chỉ có một vài sản phẩm tượng trưng.

Ba là: Kinh doanh mà chẳng có sản phẩm gì hoặc chỉ là sản phẩm tượng trưng, sản phẩm đểu như nêu ở trên. Khi phát triển hệ thống, các nhân viên khuyến khích khách hàng thay vì lấy tiền thì hãy đổi sang điểm để lên cấp, rồi cứ thế dần dần mọi người làm theo. Công ty kinh doanh mà chẳng biết sản phẩm là gì luôn hoặc sản phẩm chỉ tượng trưng bằng mấy cái nồi điện, mấy chai thực phẩm chức năng để đó chẳng gì. Liệu đó có phải là bán hàng thực sự?

Bốn là: lãi lời và thu nhập đến từ một phần rất nhỏ của sản phẩm “được tiệu thụ” . Tôi nháy nháy chữ được tiệu thụ vì nếu nhìn vào mô hình, lãi lời và thu nhập của công ty dựa vào khách hàng mua và giới thiệu những người mới. Dòng tiền trong công ty có một phần rất lớn từ tiền của những người mua hàng theo giá ưu đãi triết khấu ở từng cấp rồi lại dùng hàng đó để tìm khách hàng mới. Tính ra chỉ những người mới vào mới dùng hàng là chính, còn những người vào trước chưa chắc đã tiêu thụ hàng hóa. Tất nhiên hàng tốt thì người ta dùng, nhưng hàng đểu thì chắc là họ dành để phát triển hệ thống.

Năm là: là cái gì nữa mình cũng chưa tìm hiểu thêm được nữa, các bạn vào chém tiếp nhé.

Mình dừng đây.

 

UPDATE 3/4/2019: Để xem một mô hình đa cấp có vấn đề hay không, bạn hãy xem mô hình đó có mang lại giá trị gì cho cộng đồng tham gia không hay chỉ đơn thuần là tiền (lợi nhuận).

 

 

 

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.